BREAKING NEWS

Thứ Bảy, 28 tháng 2, 2015

Điểm du lịch 30-4: Đèo Hải Vân

duong tau tren deo hai vanÐèo Hải Vân nổi lên trên nền nước biển xanh ngắt của biển Ðông, trải dài khoảng 20 km từ Huế đến Ðà Nẵng. Ðó là một vùng đèo cao nằm dọc theo bờ biển dài 1600km của Việt Nam. Trong nhiều thế kỉ, vùng đèo này đã tạo thành một bức tường ngăn cách giữa nền văn hoá Chàm cổ ở phía Nam và nền văn minh kế thừa của tộc Việt tại vùng châu thổ sông Hồng, là đường phân chia giữa những ảnh hưởng văn hoá từ phía bắc và phía nam châu Á.



Ngày nay, đèo Hải Vân là hàng rào khí hậu giữa vùng nhiệt đới chịu ảnh hưởng của gió mùa Nam Á là miền Nam với khí hậu 2 mùa: mùa khô và mùa mưa và miền Bắc nằm trong khí hậu cận ôn đới. Ði trên quốc lộ số 1, bạn sẽ cảm nhận được làn gió mát mơn man đồng thời thưởng thức những phong cảnh tuyệt vời trên dọc đường đi tới một trong những bãi biển đẹp nhất Việt Nam.

khuc cua tren deo hai van


Từ Ðà Nẵng, theo quốc lộ số1, chúng ta vượt sông Nam Ô, kề với một làng trùng tên vốn nổi tiếng khắp đất nước là nơi sản xuất ra loại nước mắm ngon nổi tiếng. Bắt đầu từ đây, con đường dốc dần lên, như sợi chỉ trắng quấn trên triền núi xanh lục, cho tới khi lên đến đỉnh sẽ thấy toàn cảnh vịnh và thành phố bên dưới hiện ra đột ngột, đẹp đến sững sờ. Xa xa, dải cát trắng phau của bãi biển Non Nước trải rộng tới tận chân trời, vượt ra tận những tảng đá chênh vênh của Ngũ Hành Sơn.

duong deo hai van


Từ trên độ cao 496m, ngọn đèo của những đám mây đại dương này đem lại cho ta những phong cảnh đầy ấn tượng về dải bờ biển kéo dài của Việt Nam. Trên đỉnh đèo có miếu nhỏ thờ thần núi được hình tượng hoá bằng bức tượng một con hổ - vị chúa tể sơn lâm, trong khi có một số miếu nhỏ nằm dọc đường để tưởng nhớ những người gặp nạn. Rong rêu đã mọc đầy trên chiếc lô cốt - được gọi là Ðồn Nhất - do thực dân Pháp xây dựng vào năm 1826 để bảo vệ con đèo chiến lược này. Nó bền bỉ bám trên sườn núi hàng chục năm nay và từ đây có thể kiểm soát được suốt dọc con đèo từ cả hai phía. Ðồn Nhất đã chứng kiến biết bao cuộc nổi dậy của nhân dân Việt Nam trong suốt thời kì đấu tranh chống thực dân Pháp đô hộ. Sau đó lô cốt này được chuyển sang tay quân Mỹ và quân đội nhân dân Việt Nam đã có lần sử dụng thành lũy này để nã pháo vào Ðà Nẵng.

dinh deo hai van


Con đường bắt đầu xuống dốc, xuôi về thành phố Huế. Nhìn từ trên cao, con đường trông như sợi chỉ chạy ngoằn ngèo với rất nhiều khúc ngoặt gây cho ta cảm giác con đường kéo dài vô tận. Nhưng chỉ đến khi bạn bắt đầu mất hy vọng thì ô tô lượn quanh khúc ngoặt cuối cùng và một phong cảnh hết sức ngoạn mục hiện ra trước mắt bạn: bãi biển và làng chài Lăng Cô.


Cho dù là chặng nghỉ chân giữa chừng hay là điểm cuối cùng của chuyến đi, Lăng Cô là địa chỉ tuyệt vời của chuyến vượt đèo Hải Vân. Từ đây trở đi, trên những con đường đồng bằng, bạn có thể thoải mái ngắm nhìn những cánh đồng lúa bát ngát cùng những làng quê thanh bình dọc trên hai con đường dẫn tới thành phố Huế.

Điểm du lịch 30-4: Bãi biển Lăng Cô

Vịnh biển Lăng Cô cách thành phố Đà Nẵng hơn 25km về phía Bắc, là điểm dừng chân đầu tiên khi đến Huế, hệt một lời chào duyên dáng của thành phố mộng mơ...
  Lăng Cô thơ mộng với những cồn cát trắng, nước biển trong xanh, hòa với màu xanh của núi rừng. Vịnh biển này là thành viên thứ 30 của Câu lạc bộ “Các vịnh biển đẹp nhất thế giới” vào năm 2009. 

 Bãi biển Lăng Cô trong xanh, nằm thoai thoải, kéo dài khoảng 10km, thuộc thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế, sát quốc lộ 1A, gần đèo Hải Vân.
Biển Lăng Cô   Ảnh: Phuketemagazine
Đến Lăng Cô bằng cách phóng xe máy, nghe gió biển phả từng cơn trên cung đường khúc khuỷu vượt đèo Hải Vân được nhiều khách du lịch ưa mạo hiểm lựa chọn. Dù hầm đèo Hải Vân hoàn thành từ lâu, an toàn, nhanh chóng nhưng dường như không đủ sức quyến rũ những tâm hồn ưa khám phá. Bởi đi “phượt”qua đường đèo Hải Vân có thể ngắm những cảnh đẹp ngoạn mục, hùng vĩ, và đặc biệt là chiêm ngưỡng vịnh Lăng Cô thơ mộng từ trên đèo cao lộng gió.
Những cảm nhận đầu tiên về Lăng Cô đến từ hai cánh mũi, xộc thẳng vào mũi sự thanh khiết của những cơn gió biển. Tới đây ai cũng căng ngực hít thật sâu, thật tham lam bầu không khí lành trong, giũ sạch những  ồn ào, bụi bặm phố thị.
Sau những cung đường đèo Hải Vân uốn lượn đến rợn tóc gáy, Lăng Cô “ mở òa” trong tầm mắt với màu biển xanh lơ, bãi cát vàng thoai thoải, những mái nhà ngói đỏ nổi bần bật giữa làn sương mỏng manh của vịnh biển gần ban trưa, thuyền câu nhấp nhô, và tiếng sóng vỗ vách đá chưa bao giờ mạnh mẽ, quyến rũ như thế.
Du khách dừng chân ghi lại những khoảnh khắc nơi vịnh biển. Ảnh: Khánh Ly.
Chịu ảnh hưởng của bão một ngày đầu tháng 10, Lăng Cô vẫn hoang dã, phóng khoáng và xinh đẹp như một bài thơ... Vịnh biển nằm ngay vị trí đắc địa là eo biển miền Trung, có phải vì thế mà nó cũng sở hữu những đường cong tuyệt mỹ nhất? Đường cong mềm mại của dải cát ven biển dập dờn theo từng con sóng khiến những ánh mắt từ Hải Vân quan không thể rời.
Đường tàu hỏa uốn lượn ôm lấy eo biển cộng với đường đèo và dải cát dưới vịnh tạo nên những đường cong kỳ thú. Nhìn ngắm những toa tàu đang rầm rập chuyển bánh qua đây, nhẫn nại ôm lấy khúc quanh chân đèo mới cảm hết được nét đẹp hài hòa giữa tự nhiên và những yếu tố thuộc về con người. Lăng Cô hoang sơ, dấu ấn hiện diện của con người ở đây chưa quá dữ dội để phá đi thế cân bằng và nên thơ mà thiên nhiên ban tặng. Và chừng nào những ống khói nhà máy, những khu resort chưa giành thế áp đảo thì Lăng Cô vẫn là nàng thơ khiến du khách không ngừng say đắm.
Có ai đó đã nói đường cong quyến rũ nhất là đường cong của nụ cười rạng ngời. Đặt chân tới vùng đất ven biển này để thấy nụ cười Lăng Cô, tươi rói và mặn nồng mùi biển. Người dân chài lưới sống mộc mạc theo những con sóng, xa những náo nhiệt của thị thành, hiếu khách thì miễn bàn. Lang thang cả buổi chạy theo những cảnh đẹp, vị biển mặn làm ta thèm da diết một cốc nước chè. Biết tìm ngụm nước mát ở đâu giữa bốn bề mênh mông sóng biển nếu không từ tấm lòng một mệ người Huế đang đan lưới và móm mém: “Bây đi mô rứa? Vô đây mà uống nước chè”. Bát nước chè ngọt lịm như giọng xứ Huế, hương vị cứ theo ta mãi. Những “đường cong” Lăng Cô mê hoặc ta một, những nụ cười Lăng Cô quyến rũ ta tới mười là vậy.
  Nằm lọt thỏm giữa một nhánh rẽ của dãy Trường Sơn đâm ra biển, một đầu là đèo Hải Vân, đầu kia là đèo Phú Gia, Lăng Cô sở hữu dãy cồn cát tuyệt đẹp dưới những tán cây xanh mướt bốn mùa. Đến Lăng Cô vào mùa nào cũng sẽ có những điều hấp dẫn riêng. Mùa hè, Lăng Cô là thiên đường tránh nắng, bầu không khí dịu mát nhờ biển xua tan cái nắng rát, tưởng chừng những giọt nước li ti hòa lẫn vào không gian, dễ chịu vô cùng. Trong lúc cả dải miền Trung đang chịu trận bởi “chảo lửa” bỏng rát thì khí hậu Lăng Cô ôn hòa ở mức 25-26 độ. Vào những ngày cuối thu, Lăng Cô đắm chìm trong làn sương mờ ảo, khiến du khách choáng ngợp, tưởng chừng không dám thở mạnh, cứ ngỡ chỉ một hơi thở sẽ làm tan biến mất làn sương mỏng manh như khói đang bao phủ. Chiều chiều, từng đàn cò trắng kéo nhau bay rợp trời về vùng đầm Lập An tìm chỗ ngủ tạo nên một phác thảo mang đậm phong cách thủy mặc.

Gần đây, sẵn địa thế nằm gần khu du lịch sinh thái vườn quốc gia Bạch Mã, Lăng Cô đã trở thành một điểm đến đầy thu hút khi kết hợp được không gian còn hoang sơ của rừng núi và với nhịp sống nhộn nhịp của vùng biển nhiều tàu thuyền qua lại. Nếp sống dân chài ở đây là sức hút tự nhiên đối với du khách ưa khám phá nét sinh hoạt dân địa phương.
Phần đông du khách đến với Lăng Cô đều khoái các thú vui như câu cá, lặn biển và leo núi, xuyên rừng. Cảm giác hòa mình vào thiên nhiên và cuộc sống dân chài, kết hợp các hoạt động  tay chân, leo núi, bơi, khám phá núi rừng hùng vĩ… không gì sảng khoái bằng! Thị trấn nhỏ và yên bình này mang lại cho du khách thời gian thư giãn tuyệt vời và nhiều trò chơi gắn liền với biển. Ngoài ra, du khách có thể tận hưởng những món ăn hải sản quý và đến thăm một số cảnh đẹp như Chân Mây, làng chài Lăng Cô gần bãi biển.
Lăng Cô vốn là một làng chài do vậy dân cư đầm phá này sinh sống chủ yếu bằng nghề bắt cá, nuôi trồng hải sản và  dịch vụ du lịch. Với đặc thù đầm phá giữa nước lợ và nước mặn dễ nuôi các loài hải sản như tôm hùm, tôm sú, tôm bạc, tôm he, tôm vằn, tôm đất, cua, sò huyết, hàu… Đặc biệt hàu ở Lăng Cô có vị ngọt mặn đậm đà xen chút vị beo béo rất riêng. Hàu như một sản vật mà thiên nhiên hào phóng ban tặng cho làng chài ven vịnh Lăng Cô từ bao đời. Du khách từ phương xa đến đây được thưởng thức thịt heo luộc chấm các loại mắm tôm chua, mắm sò huyết, kèm theo rau thơm đủ loại “thơm ngon đến miếng cuối cùng”. Những du khách sành ăn nhất cũng phải đồng ý ăn hải sản ở Lăng Cô thì “đúng điệu” phải biết.
Đến Lăng Cô một lần để biết cảm giác choáng ngợp trước thiên nhiên, cảnh đẹp khiến ta đứng chôn chân, không muốn rời bước. Sẽ là một may mắn nếu chiêm ngưỡng hoàng hôn về trên vịnh biển. Cảm giác thả lỏng đến từng tế bào nhỏ, còn đôi mắt bị một lực hút vô hình từ bức tranh thủy mặc Lăng Cô cuốn lấy. Nắng nhường chỗ và bóng tối lấn tới, chỉ còn vài tia nắng còn mải mê rong chơi, tô điểm chút hồng cho làn nước biển. Cảnh sắc đẹp khiến ngôn từ và mọi lời ngợi khen trở nên bất lực. Và tích tắc đó như lời nhắc nhở ta đang thực sự sống, bởi có lẽ “cuộc sống không đo bằng hơi thở mà đo bằng những nơi chốn và khoảnh khắc làm ta nín thở” như thế!

Điểm du lịch 30-4: Ca Huế

Ca Huế là một thể loại âm nhạc cổ truyền của xứ Huế, Việt Nam, bao gồm ca và đàn, ở nhiều phương diện khá gần gũi với hát ả đào.

Lịch sử

Nếu kinh đô Thăng Long xưa từ trong cung phủ đã có một lối hát cửa quyền phát tán thành một dòng dân gian chuyên nghiệp là hát Ả đào và vẫn thịnh đạt dưới thời vua Lê chúa Trịnh, thì kinh đô Phú Xuân sau này, hoặc là đã từ trong dinh phủ của các chúa Nguyễn ở Đàng Trong phát tán thành một lối gọi là ca Huế (gồm cả ca và đàn). Vậy cũng có thể gọi Ca Huế là một lối hát Ả đào của người Huế, một lối chơi của các ông hoàng bà chúa xét trên quan điểm tiếp biến trong tiến trình của một lối hát truyền thống và tiến trình lịch sử từ Thăng Long đến Phú Xuân-Huế.

Đặc điểm

Ca Huế mang sắc thái địa phương rõ nét bởi nó gắn chặt với đặc điểm ngữ âm ngữ điệu của giọng nói xứ Huế, hoặc nói một cách khác mang tính hệ quả là do mối quan hệ gắn bó với nền âm nhạc dân gian - dân ca xứ Huế. Đây là một đặc điểm trong tiến trình phát triển của Ca Huế và cũng là một đặc điểm của nền âm nhạc cổ truyền xứ Huế; nơi mà hai thành phần âm nhạc: chuyên nghiệp bác học (nhã nhạc Cung đình, ca Huế), thành phần dân gian (dân ca: hò, lý...) thường xuyên tác động qua lại, gắn bó, thâm nhập, thúc đẩy lẫn nhau với hiện tượng dân gian hóa ở âm nhạc bác học và bác học hóa ở âm nhạc dân gian xảy ra liên tục trong quá trình phát triển.
Dù Ca Huế mang rõ nét tính chất đặc thù địa phương nhưng nó đã không chỉ bó hẹp trong một xứ Huế. Ngoài yếu tố đặc thù và một số đặc điểm vốn có của mọi thể loại nhạc cổ truyền thì nghệ thuật Ca Huế vẫn là khởi nguyên từ văn hóa nghệ thuật cội nguồn Thăng Long, hội tụ từ truyền thống văn hóa âm nhạc dân tộc. Vì vậy trong giai đoạn thịnh đạt đã lan tỏa trở lại với cội nguồn, thâm nhập và trở thành một thành phần tương hợp trong hầu hết dân ca vùng Trung du và đồng bằng Bắc Bộ. Chẳng hạn: hơi Huế, giọng Lý, giọng Kinh ở khối giọng Vặt, giọng Ngoại trong hát Quan họ, hát Xoan, hát Ghẹo, hát Chèo v.v. Hướng phát triển về phía Nam của Ca Huế thì rõ ràng đã sản sinh ra lối nhạc tài tử như nhà nghiên cứu Giáo sư Trần Văn Khê nhận xét: "lối "nhạc tài tử" trong Nam là con đẻ của lối "ca Huế" miền Trung".
Nói là Ca Huế gắn với ngữ âm của giọng nói Xứ Huế, mà giọng Huế thì không chuẩn như Hà Nội trong vấn đề xử lý các dấu giọng, nên với đặc tính "cạn và hẹp" giọng nói Huế đã để lại dấu vết trong đường nét giai điệu Ca Huế một tính chất đặc hữu, khác với dân ca nhạc cổ từ đèo Ngang trở ra và từ Hải Vân trở vào. Tuy vậy một số nhà nghiên cứu còn căn cứ vào sự giao thoa ảnh hưởng của các truyền thống văn hóa khác trong lịch sử văn hóa Việt Nam cho rằng: điệu Nam trong ca Huế do ảnh hưởng nhạc Chăm mà có. Đến nay vấn đề này vẫn đang bỏ ngõ vì thiếu chứng liệu.

Lịch sử nghiên cứu

Từ năm 1956 trong bài Việc sưu tầm nghiên cứu của nhạc sĩ Nguyễn Hữu Ba, nhạc sĩ Văn Cao đã rất e dè với vấn đề ảnh hưởng của nhạc Chàm trong ca Huế mà Nguyễn Hữu Ba đã đặt ra: "Tôi không biết được anh đã có những thí dụ gì chứng minh, nhưng tôi biết rằng phần thắc mắc này của anh còn đợi có phương tiện đầy đủ mới giải quyết được". Thái Văn Kiểm trong bài Ảnh hưởng Chiêm Thành trong ca nhạc Huế lại nhận xét một cách chắc chắn là điệu Nam trong ca Huế đã "phỏng theo các ca khúc của Chiêm Thành mà đặt ra". Tuy nhiên các sự kiện lịch sử mà ông nêu ra làm căn cứ cho nhận xét của mình thì hoàn toàn không liên quan gì đến việc hình thành điệu Nam trong ca Huế. Những sự kiện các vua nhà Lý đi chinh phạt Chiêm quốc mà cụ thể là việc vua Lý Thái Tông năm 1044 đánh vào quốc đô là Phật Thệ bắt cung nữ Chiêm biết múa hát khúc Tây Thiên đưa về kinh (là Kinh Bắc); năm 1202 vua Lý Cao Tông sai nhạc công soạn khúc Chiêm Thành âm... thì cớ gì mà hình thành điệu Nam trong ca Huế ở tận xứ Thuận Hóa mấy trăm năm sau? Nếu cho rằng hát Quan họ, Ca trù và kể cả dân ca khu vực đồng bằng Bắc bộ ảnh hưởng nhạc Chăm vì những sự kiện lịch sử nêu trên thì khả dĩ còn hợp lý hơn, chứ không thể vô lý như tác giả bài viết kết luận: Theo những tài liệu trên, thì "Khúc Tây Thiên" và "Chiêm Thành âm" có lẽ là nguồn gốc các điệu Nam của ca nhạc Huế nay(!). Luận điểm này về sau được một số nhà nghiên cứu tiếp tục nêu lại, như Lê Văn Hảo trong một khảo cứu về ca Huế năm 1978 dù có chung chung hơn: "ảnh hưởng của nhạc Champa và nhạc Ấn Độ thể hiện trong các điệu Nam của ca nhạc Huế ".
GS. Trần Văn Khê xếp ca Huế vào loại Quan nhạc để phân biệt với Tục nhạc. Trong bài viết Lối "ca Huế" và lối "nhạc Tài tử" ông đã căn cứ vào sách Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ để giả định tổ tiên của lối ca Huế: Trong các loại nhạc triều đình, có lẽ lối Cung trung nhạc - hay là Cung trung chi nhạc - là gần với lối đàn Huế nhất. Để nêu ra giả thiết này GS. Trần Văn Khê đã dựa vào việc "ông quan nội điện cung phụng quản tiên hữu đội" là Nguyễn Đình Địch đời Cảnh Hưng nhà Lê "học nhạc Trung Hoa rồi biến đổi ra theo tiếng Nam... và ông Vũ Chỉ Đồng trước học điệu tàu rồi gảy ra tiếng ta và xen theo các bài đàn đáy, đàn nguyệt của ta...bụng nghĩ thế nào tay gảy được thế". Hiện nay Cung trung nhạc thời Nguyễn, là thời đại gần ta nhất nhưng bài bản như thế nào các nhà Nhã nhạc học vẫn tỏ ra lúng túng. Còn thời Lê, cái nhạc của ông quan nội điện cung phụng quản tiên hữu đội đó chắc gì đã là nhạc của Cung trung chi nhạc. Nhưng nếu Cung trung chi nhạc thời Lê đồng nghĩa với lối Hát cửa quyền thì chắc đó là lối hát Ả đào thính phòng trong cung phủ mà Phạm Đình Hổ chép trong sách Vũ trung tùy bút: "Hát ở trong cung, tục gọi là hát cửa quyền, tiếng hát xinh xắn uốn éo dịu dàng, thanh nhã hơn giọng hát ngoài chốn giáo phường. Nhưng âm luật cũng không khác gì mấy". Như thế, theo quan điểm chúng tôi trình bày ở đầu bài viết này: Ca Huế có thể gọi là một lối hát Ả đào của người Huế vậy.
Cũng trong bài viết này G.S Trần Văn Khê đã trình bày sự biến chuyển của ca đàn Huế từ thế kỷ 20 so với ngoài Bắc và trong Nam. Ông cho rằng truyền thống cổ nhạc ở Huế được gìn giữ kỹ hơn, ít biến chuyển trước làn sóng của âm nhạc Âu-Tây. Trong khi ở ngoài Bắc hội Khai Trí Tiến Đức chủ trương "dùng khí cụ và chút ít phương pháp của Âu Tây để hòa những bản đàn cổ" hoặc "bài đàn như trước viết lại cho đúng phương pháp Âu-Tây". Ở trong Nam có nhạc sĩ Trần Quang Quờn đặt bài bản mới phỏng theo cung điệu xưa, sáng chế nhạc khí mới và đặt ra cach chép nhạc riêng; phong trào cải lương làm cho đờn ca tài tử phát triển mạnh theo hướng sân khấu; dùng đàn Tây như mandoline, guitare và violon để đờn Vọng cổ v.v. Ở Huế thì tồn cổ một cách cực đoan, đại diện có ông Hoàng Yến cực lực chống lại việc canh tân nhạc cổ; quan niệm điệu cổ và điệu kim khác nhau xa như trời với đất; điệu cổ êm ái mà trang nghiêm, điệu kim tục tằn và thô lỗ". Tác giả bài viết đã đưa ra chính kiến cho vấn đề này: "Chúng tôi không đồng ý với ông Hoàng Yến về chỗ người nhạc sĩ không có quyền sáng tác bài bản mới. Nhưng tôi đồng ý với nhạc sĩ miền Trung ở chỗ giữ truyền thống. Các lối đờn ngoài Bắc nhứt là trong Nam đều xa căn bản hơn đờn Huế". Có thể đây là do tính cách của người Huế, sự đổi mới thường muộn hơn so với các nơi khác chứ không hoàn toàn tồn cổ kiểu ông Hoàng Yến mà vẫn "ảnh hưởng Âu nhạc phát hiện bằng sự thành lập nhóm Tỳ bà với nhạc sư Nguyễn Hữu Ba".
Bài viết dù kém mạch lạc, ít tập trung và đôi lúc miên man, tản mạn như kiểu kể chuyện nhưng đã có những nhận xét và nêu những sự kiện lịch sử đáng chú ý.
Quan niệm trên của ông Hoàng Yến về điệu cổ và điệu kim là một vấn đề mà Gs Trần Văn Khê đã tiếp tục đề cập trong một bài viết khác: Vài cái hay cái dở trong nhạc Việt. Sau khi nêu vài ý kiến, nhận xét khen, chê đều mang tính chất cực đoan của một số thính giả trong và ngoài nước đối với nhạc cổ Việt Nam, tác giả muốn đánh giá lại một cách khách quan cái hay cái dở trong nhạc Việt cổ truyền (chủ yếu là lối ca đàn Huế và lối nhạc tài tư) với thiện chí "tìm khuyết điểm để bổ cứu, tìm ưu điểm để phát huy". Trong việc khen - chê, hay - dở, nếu đứng trên quan điểm thẩm mỹ của một truyền thống này để nhận xét một truyền thống âm nhạc khác mà mình chưa am tường thường sinh ra những trường hợp kiểu như nhạc sĩ Pháp Hector Berlioz nhận xét nhạc Trung Hoa là giống tiếng "chó ngáp mèo mửa". Trái lại một ông hoàng ở Lahore thì rất sành nhạc Ấn Độ, còn nhạc Âu đối với ông chỉ là "tiếng sói tru giữa sa mạc". Những nhận xét trong bài viết này của Giáo Sư Trần Văn Khê là vào năm 1961 (được đăng trên Tạp chí Bách Khoa năm 1969). Ở thời điểm này ông đã được tiếp xúc tương đối nhiều với các nền âm nhạc cổ truyền trên thế giới, vì vậy so sánh nhạc cổ Việt Nam với các nước khác ông đã nêu lên 4 nhược điểm của lối ca Huế và đàn tài tử như: Bài bản ít lại hay lặp điệu; Cách chép nhạc không khoa học; Phần lý thuyết rất yếu và Nhạc khí thì thô sơ. Đồng thời nêu 3 ưu điểm cần được phát huy là: Rao hay dạo; Nhấn và Cách hòa đờn. Đây là những nhận xét rất tâm huyết của tác giả. Đến nay, càng được tiếp xúc thêm với rất nhiều truyền thống âm nhạc khác nhau trên thế giới, kể cả Việt Nam, có thể GS đã phát hiện ra thêm những nhược điểm, những ưu điểm mới trong lối ca Huế và nhạc tài tử nói riêng và ca nhạc cổ truyền Việt Nam nói chung.
Dưới hình thức một bức thư gửi cho Trần Văn Khê ở nước ngoài, ông Vĩnh Phan, một nghệ sĩ đàn Huế đã nêu lên Vài ý kiến về các hơi nhạc cổ truyền Huế. Đặc biệt ông cho GS. Trần Văn Khê biết là vừa tìm được một cuốn sach chép tay của một nhạc công trong Ban Tiểu nhạc có ký âm 17 bài bằng chữ Hán. 17 bài này nằm trong hệ thống bài bản của Tiểu nhạc, hiện nay chỉ còn lưu truyền 6 bài. Trong sách Lược sử âm nhạc Việt Nam GS. Nguyễn Thụy Loan có kể tên 17 bài này nhưng có khác với tài liệu của Vĩnh Phan chút ít là không có tên bài Bái Kinh và Bắc xướng Tẩu mã là hai bài khác nhau. Không rõ cuốn sách này hiện nay lưu lạc ở đâu?
Vấn đề chính trong bức thư này vẫn là ý kiến về hơi nhạc cổ truyền Huế. Những luận giải của nghệ sĩ Vĩnh Phan về Ngũ cung và các hơi chủ đích là để phản đối luận điểm của nhạc sĩ Nguyễn Hữu Ba cho rằng thang âm Huế là thang bảy bậc đều nhau. Ông đã đưa ra một loạt dẫn chứng rất thuyết phục để xác định các hơi trong nhạc Huế thuộc hệ thống thang năm âm. Đáng chú ý là sự phân tích của ông về hơi thiền (thuyền): " Trong một bài hơi Khách (Bắc) mà có 2 cung Ì, PHÀN thì dĩ nhiên có chuyển hệ; Cũng trong một bài hơi khách mà hai cung XỰ và CỐNG luôn luôn có mặt trong khi dứt câu, hay ở đầu ô nhịp, lúc đánh cho ta cảm giác một âm giai thứ. Hoặc dùng cả Ì, Phàn nữa, hơi đó nhất định là hơi thuyền. Tuy nhiên việc ông gọi Khách (Bắc), Nam, Dựng, Ai và Thiền đều là hơi và chữ hơi này được ông chú là: "Theo tôi, nhạc Huế có nhiều hơi (système)", thì vấn đề còn cần phải xem xét lại. Một điểm nữa không biết nghệ sĩ Vĩnh Phan có cố ép cho người xưa hay không khi nói rằng: " Chỉ cần nhìn lại thang âm từ trước sẽ thấy người xưa đã định cho mỗi cung một tên riêng nhất định như sau:
Xang (Fa 2)
Xê (Sol 2)
Công (La 2)
Phàn (Sib 2)
Họ (Đô 3)
Xự (Ré 3) " v.v.
Người xưa là ai và vào thời nào mà định được mỗi cung một vị trí cao độ của hệ thống hàng âm bình quân như trong nhạc lý châu Âu? Trong Đờn Huế hầu như cũng chưa bao giờ có khái niệm về âm chuẩn.
Một vốn quý trong kho tàng âm nhạc Việt Nam cổ truyền của Lê Văn Hảo là một khảo cứu đầy đặn về ca Huế đăng trên tạp chí từ trước đến nay. Mặc dù không phân thành chương, phần nhưng nội dung trình bày đã tập trung vào hai mảng lớn: Đặc điểm nghệ thuật ca Huế và nguồn gốc, quá trình phát triển. Ông khẳng định "ca nhạc Huế không phải là nhạc cung đình triều Nguyễn nhưng cũng không thuộc loại nhạc dân gian". Với một hệ thống bài bản phong phú, cấu trúc phức tạp nhưng chặt chẽ, hoàn chỉnh; những sắc thái tình cảm tinh tế cùng với những đòi hỏi khá phức tạp đối với ca công về cách hát, đối với nhạc công về kỹ thuật diễn tấu nhạc cụ, nên ca Huế thuộc về phạm trù âm nhạc cổ điển, bác học.
Đặc biệt, dù không phải là nhà nghiên cứu âm nhạc nhưng Lê Văn Hảo đã phân tích khá sâu sắc về vấn đề thang âm, điệu và hơi trong ca Huế. Hơi theo cách ông gọi là sắc thái của điệu: "Ca nhạc Huế có điệu thức Bắc và bốn sắc thái (quen gọi là hơi): hơi quảng, hơi đảo, hơi thiền, hơi nhạc, có điệu thức Nam và bốn sắc thái: hơi xuân, hơi thương, hơi ai, hơi oán. Giữa hai điệu thức Bắc và Nam có một sắc thái trung gian: hơi dựng ". Phát triển nhận xét của Trần Văn Khê về loại thang âm ngũ cung đều Lê Văn Hảo lý giải hiện tượng các cung mạnh thu hút các cung phụ - hay cung yếu và đưa ra nhận xét khá sâu sắc: "Chính hiện tượng các cung mạnh thu hút các cung yếu làm cho một thang âm đều trở thành một thang âm không đều và có ý nghĩa quyết định làm cho sắc thái tình cảm trở nên vui dịu nhẹ, hay buồn, ảo não".
Tuy vậy, có một số vấn đề trong bài khảo cứu cần phải luận bàn thêm. Chẳng hạn: không cần thiết phải gọi là ca nhạc Huế thay cho tên gọi đã trở thành quen thuộc là ca Huế. Ca Huế đã tồn tại trong truyền thống như tên gọi ca Trù (hay là hát Ả đào) là một thể tài chuyên nghiệp luôn đi kèm với nhạc cụ. Ca nhạc Huế không thể không bị hiểu nhầm là toàn bộ nền ca nhạc tại Huế, cả quá khứ lẫn đương thời, cả nhạc cổ truyền (dân ca, ca Huế, ca nhạc cung đình, âm nhạc tín ngưỡng) lẫn tân nhạc (một khối lượng lớn các bài hát mới sáng tác về Huế, sáng tác trên chất liệu âm nhạc Huế). Tại sao lại liệt kê Nhã nhạc, Tiểu nhạc là một thành phần trong thành phần các loại nhạc cung đình với giao nhạc, miếu nhạc, ngũ tự nhạc v.v.? Tác giả đã không tiếc lời khi cho ca Huế là quá uyên bác, là điêu luyện, hoàn chỉnh, mẫu mực, là cấu trúc chặt chẽ với tính khoa học cao, và để dẫn đến là: "chẳng khác gì các hình thức đoạn đổi, đoạn điệp, chủ đề và biến tấu như trong nhạc cổ điển phương Tây" ! Một số sơ xuất đáng tiếc trong khi phân tích về thang âm điệu thức, như việc xác định thang âm điệu bắc trong ca Huế là ngũ cung đúng; thang âm điệu nam là thang âm ngũ cung khuyết (thang âm tứ cung với tàn dư tam cung) hoặc là thang âm ngũ cung không đều; các bậc non, già được chú thích là dièse, bémol v.v. Và nhất là tìm cách cố gán ép ca Huế là loại nhạc cổ điển do nhân dân sáng tạo ra, phân trần cho được các nghệ nhân, nghệ sĩ là sinh trưởng trong dân gian nhưng "một số không may bị trưng tập vào các đội ngự nhạc ở cung điện triều đình nhà Nguyễn... bị bọn thống trị ép buộc phục vụ chúng" một cách không cần thiết. Văn hóa Nghệ thuật của giai cấp nào đều không là là sản phẩm trí tuệ của Nhân dân. Khi đã bác học hóa thì trở thành lối chơi của ông hoàng bà chúa, giới quý tộc, khi đã dân gian hóa thì vẫn là sản phẩm trong tổng thể văn hóa dân gian mà thôi. Trong lịch sử văn hóa Huế sự không phân định rạch ròi các thành phần cũng là một đặc điểm. Nói gì thì nói, những người bảo lưu gìn giữ ca Huế cho đến 15, 20 năm trước Cách mạng Tháng 8 như tác giả kể đến thì hầu hết đều là các ông đội (đội trưởng đội ngự nhạc), ông hoàng và các chức sắc dưới triều Nguyễn như: các ông hoàng Nam Sách, Trấn Biên, Lãng Biên, Miên Trinh, các công chúa Ngọc Am, Mai An, Huệ Phố; gia đình ông Tống Văn Đạt với các ông đội Chín, đội Phước. Đội Thức; Các danh cầm, danh ca như Cả Soạn, Thừa Khiêm, Khóa Hài, Ngũ Đại, cậu Tốn Ut, Ưng Biều, Ưng Thông, đội Trác, Trợ Tồn, Bửu Bát v.v. Vấn đề nguồn gốc được tác giả đề cập quá chung. Quá trình phát triển nếu chỉ căn cứ vào những mốc lớn của lịch sử Việt Nam thì không những ca Huế mà các thể loại âm nhạc cổ truyền khác cũng đều bị ảnh hưởng. Tất nhiên, chính vấn đề này Gs Trần Văn Khê cũng đã từng thừa nhận: "chúng tôi chưa gặp một sử liệu nào có thể soi rõ sự chuyển biến của lối đàn Huế qua các thời đại".
Trong bài Sự phong phú và đa dạng của ca nhạc Huế nhà nghiên cứu, nghệ sĩ ca kịch Huế Văn Lang có nêu vấn đề ảnh hưởng của nhạc Chàm đối với hai bài ca Huế: Nam ai và Nam bình. Theo ông, căn cứ vào sự kiện năm 1202 Lý Cao Tông sai soạn khúc Chiêm Thành âm có âm điệu "buồn sâu sắc mà người nghe không thể cầm được nước mắt" cho rằng "bài Nam ai có thể bắt nguồn từ khúc Chiêm Thành âm mà ra. Người nhạc sĩ trước đây đã dựa vào khúc Chiêm Thành âm để đặt ra bài Nam ai, vì trong Nam ai cũng có những âm cao và mang một nỗi buồn ai oán". Điều phỏng đoán này, cũng như ông Thái Văn Kiểm trong bài nêu ở trước, là đều không có chứng lý.
Một vấn đề khác cũng được tác giả bài viết nêu ra là cặp từ Bắc, Nam trong ca nhạc Huế. Ông không hoàn toàn nhất trí với quan điểm điệu Bắc mang ảnh hưởng âm nhạc Trung Hoa, điệu Nam là do ảnh hưởng nhạc Chiêm Thành. Theo ông: " những từ Bắc và Nam ở đây có thể chỉ là thuật ngữ để phân loại các hệ thống điệu thức - nhất là trong lĩnh vực hát dân tộc mà chủ yếu là cải lương và ca Huế".
Nhạc Huế là bài viết mang tính chất tổng lược về âm nhạc cổ truyền xứ Huế. Tuy nhiên không hẳn là kiểu bài giới thiệu mang tính chất "điểm mặt" các thành phần, thể loại, mà Gs Tô Vũ đã đưa ra những nhận định sâu sắc về mặt âm nhạc. Chẳng hạn, ông bổ sung thêm những nghiên cứu trước của Trần Văn Khê, Phạm Duy về thang âm hò Mái đẩy là: "cũng là một loại thang âm rất gần so với chuỗi âm có thể thấy ở một loại kèn trong âm nhạc Chăm". Giáo sư phân định nhạc Huế thành ba thành phần chính yếu: Nhạc Lễ, Dân ca và Ca Huế. Đặc biệt đối với ca Huế, sau khi nhận xét các yếu tố bài bản, khúc thức, bố cục và phong cách trình diễn, ông đã có sự đánh giá sâu sắc: "Như vậy, có thể nói: ca Huế là một thể loại nhạc hát mang nhiều yếu tố chuyên nghiệp về cấu trúc và phong cách biểu diễn, nhưng về nội dung âm nhạc của nó thì bộ phận đặc sắc nhất lại chịu ảnh hưởng rõ rệt của Hò, Lý dân gian..."
Vấn đề giao thoa giữa hai thành phần này đã được Dương Bích Hà phát triển trong bài viết Âm nhạc cổ truyền xứ Huế trong mối quan hệ bác học và dân gian: "Ca Huế mặc dù xuất phát tại cung đình nhưng nguồn gốc lại gắn bó với dân gian. Có thể nói rằng, trong nền âm nhạc cổ truyền Huế thì ca Huế - bộ phận thứ hai của dòng bác học - là nhịp cầu nối giữa cung đình - dân gian".

Thứ Sáu, 27 tháng 2, 2015

Tour du lịch lễ 30-4: Đông Bắc Thái(5 ngày 4 đêm)

Nếu Quý khách muốn dành kỳ nghỉ lễ 30-4 để du ngoạn đó đây, VNTOUR  mời Quý khách cùng đến thăm Đất nước Triệu voi qua hành trình khám phá Lào – Đông Bắc Thái vô cùng hấp dẫn. Chỉ với giá từ 6.360.000 Quý khách sẽ có dịp dành trọn 5 ngày 4 đêm để thưởng ngoạn vẻ đẹp kỳ vĩ, huyền bí của đất nước Lào – một trong những điểm du lịch hấp dẫn nhất thế giới, cảm nhận lòng thật thà hiếu khách của người dân bản địa và cầu bình an may mắn cho năm mới tại những ngôi chùa linh thiêng nhất nơi đây.



CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH LỄ 30-4

TP.HCM- LÀO- ĐÔNG BẮC THÁI

THời gian: 5 ngày 4 đêm
Phương tiện: Xe du lịch
Khởi hành: 28/04/2015
Giá tour: 6.360.000 VNĐ
Liên hệ: 0934 022 022


NGÀY 01 : TP HCM – LAO BẢO – THAKHET ( Ăn trưa, chiều )

05:30 Quý khách tập trung tại sân bay Tân Sơn Nhất, làm thủ tục đáp chuyến bay đi Huế (07h30-08h00), Đến Huế xe đón khởi hành đi Lao Bảo theo đường 9 Nam Lào, chiêm ngưỡng cầu treo Dakrong nơi khởi nguồn của tình khúc “Sơn Nữ ca”.
11:30   Ăn trưa tại Lao Bảo. Làm thủ tục xuất nhập cảnh qua cửa khẩu Lao Bảo - Đen Sa Vẵn.
13:00  Tiếp tục hành trình đến Thakhet, những cánh rừng bạt ngàn xanh của dãy Trường Sơnsẽ là bạn đồng hành cùng du khách, nhận phòng , nghỉ ngơi.
18:00   Ăn tối Nhà hàng. Tự do trải nghiệm đêm Thakhek với nhiều ngôi nhà mang kiến trúclãng mạn kiểu Pháp – nằm bên dòng sông Mekong, bờ kia là thành phố Nakhon Phanom Thái Lan

NGÀY 02: THAKHET – VIÊNG CHĂN ( Ăn 3 bữa )

06:00   Điểm tâm sáng tại khách sạn, trả phòng.
07:30  Thakhet đi Viêng Chăn, thủ phủ hoa lệ, trung tâm kinh tế chính trị của Lào.
11:30   Dùng bữa trưa buffet tại nhà hàng địa phương.
14:00   Hành trình thăm viếng những thánh tích Phật giáo như chùa vàng That Luỗng, một trong năm kỳ quan Phật giáo của Asean, trái tim tâm linh thành Viên. Khải Hoàn Môn Patuxay – công trình để vinh danh những chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Lào. Chùa Sisaket cổ kình xây dựng từ năm 1818 lưu giữ 6.840 tượng Phật và nhiều kinh sách cổ viết bằng tay trên lá cọ.
18:00   Thưởng thức bữa tối với những món ăn đặc sản Lào, hòa mìnhvới tiếng nhạc và điệu múa say đắm lòng người của những chàng trai, cô gái đất bạn – điệu múa Lam Vongđậm chất dân tộc xứ Hoa Chăm.

NGÀY 3: VIÊNG CHĂN – SAVANAKHET ( Ăn 3 bữa )

06:00   Điểm tâm sáng tại khách sạn. Trả phòng
07:00   Tạm chia tay với thành phố Viên Chăn đi Savanakhet, thành phố lớn thứ 2 của Lào, quê hương của cố chủ tịch Cayxon Phonevihan.
11:00   Ăn trưa nhà hàng tại Pakcoding
12:30  Tiếp tục hành trình đi Savanakhet, thưởng thức đặc sản xôi Gà SENO – bữa tiệc hương vị đầy đê mê (chi phí tự túc) .Thăm viếng Trung cấp Phật học tại chùa Xaynhaphum, làng dệt thổ cẩm truyền thống độc đáo tại Savan
18:00   Ăn tối buffet và tận hưởng dịch vụ nghỉ dưỡng cao cấp tại khách sạn 5* sang trọng bậc nhất đất nước Lào.


NGÀY 4: MUCDAHAN- NAKHONPANOM ( Ăn 3 bữa )

06:00  Điểm tâm tâm sáng tại khách sạn.
07:00 Nhập cảnh vào vương quốc Thái Lan xinh đẹp qua cầu Hữu Nghị II trên sông Mê Kôngnối liền Lào và Thái Lan tại Mukdahan – thành phố tâm điểm trên tuyến Hành lang Kinh tế Đông Tây (EWEC), tham quan Công viên quốc gia Phu Pha Therb. ĐiNakhon Phanom, dừng chân viếng That Phanom – Thánh địa Phật giáo của Thái Lan.

11:30   Ăn trưa tại Nakhon Phanom
14:00   Tham quan làng Hữu nghị Việt – Thái, nhà lưu niệm Bác Hồ tại bản Na Chọc (Nơi Thầu Chín – Bí danh của Bác hoạt động ở Thái Lan từ tháng 07/1928 đến tháng 10/1929) và khu nghĩa địa rất độc đáo của Kiều Bào ta tại vùng Đông Bắc Thái. Về lạiSavanakhet nghỉ ngơi.
18:00   Ăn tối nhà hàng và quý khách tiếp tục thử vận may tại Casino Savan Vegas.


 NGÀY 5: SAVANAKHET – HUẾ ( Ăn 3 bữa )

06:00   Điểm tâm.Tham quan That Ing Hang - Thánh Địa Phật Giáo Đông DươngTạm biệt xứ Vạn Tượng về Việt Nam. Tham quan Trung tâm Thương Mại Quốc Tế Lao Bảo.
11:30  Dùng bữa trưa tại nhà hàng.
15:00  Điểm cuối hành trình - theo đường 9 Nam Lào về Huế mua sắm đặc sản Chợ Đông Ba
18:00   Ăn tối với đặc sản xứ Huế (Bánh bèo, lọc, nậm, khoái,). Tiễn khác ra sân bay Phú Bài, đáp chuyến bay về Tp HCM, về đến nơi. kết thúc chương trình, chia tay và hẹn ngày gặp lại.



Giá Tour :      
6-7 khách
8-10 khách
11-13 khách
14-16 khách
17-21 khách
22-26 khách
27-31 khách
32-35 khách
36-44 khách
9.116.000
8.480.000
7.950.000
7.526.000
7.208.000
6.784.000
6.572.000
6.466.000
6.360.000

Thông tin chuyến bay :
Hồ Chí Minh --> Huế : 20:50 --> 22:50
Hếu -->  Hồ Chí Minh : 16:15 --> 17:55
Giá vé tham khảo : 650.000 --> 1.500.000vnd/vé/chặng ( tuỳ theo từng thời điểm xuất vé )
Dịch vụ bao gồm:
  • Xe tốt, đời mới, máy lạnh, đón - tiễn và phục vụ quý khách theo chương trình.
  • Hướng dẫn viên tiếng Việt kinh nghiệm phục vụ suốt tuyến.
  • Ngủ 2 khách/phòng đôi. K/sạn tiện nghi tương đương 3 sao.
  • Ăn tiêu chuẩn theo chương trình: ăn sáng tại K/sạn + các bữa chính tại N/hàng.
  • Phí tham quan du lịch tất cả các điểm du lịch.
  • Thuyền tham quan.
  • Thủ tục xuất nhập cảnh Việt Nam – Lào – Thái Lan.
  • Phục vụ nước trên xe: 02 chai 0,5l/khách/ngày.
  • Bảo hiểm du lịch.
Không bao gồm:
  • Chi phí cá nhân: điện thoại, giặt là, uống tự gọi trong các bữa ăn và vận chuyển ngoài chương trình.
  • Vé máy bay khứ hồi : SGN à HUI à SGN
  • Tiền TIP (ít nhất 3usd/pax/ngày) cho hướng dẫn và tài xế.
  • Phụ thu phòng đơn : 1.500.000vnd/khách
Ghi chú:
  • Chương trình này áp dụng cho khách Việt Nam đã có Hộ Chiếu (còn hiệu lực trên 6 tháng).
  • Đối với khách Việt Kiều/ Quốc Tế, phải có Visa Lào (Chi phí khoảng 40-70USD/pax tùy theo quốc tịch và làm tại Cửa khẩu)
  • Đối với khách Việt Kiều/Quốc Tế nếu Visa tái nhập Việt Nam 1 lần thì phải làm visa tái nhập (65usd/khách).
  • Cung cấp danh sách đoàn gồm đầy đủ các chi tiết về: Họ tên, năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số hộ chiếu, quốc tịch,… để chuẩn bị hồ sơ đoàn tham quan.
Ghi chú:
-    Chương trình có thể thay đổi thứ tự cho phù hợp với tình hình thực tế của đoàn nhưng tổng số điểm tham quan không thay đổi.

Tin lễ 30-4: Buôn Ako Dhong (Buôn Ma Thuột- Daklak)

Buôn AKô Đhông hay buôn Cô Thôn, làng Ma Rin là một buôn làng người Ê Đê ở thành phố Buôn Mê Thuột, Đắk Lắk. AKô Đhông theo tiếng địa phương có nghĩa là buôn đầu nguồn có lẽ vì có rất nhiều con suối bắt nguồn từ khu vực này Như Ea giang, Ea Dung, Ea Ding, Ea pủi, Thun M’nung và đặc biệt là trong đó có cả con suối lớn nhất ở Buôn Ma Thuột là suối Ea Nuôl.

Nơi đây có thể xem như là một hình mẫu của một buôn làng người bản địa Tây Nguyên với những mái nhà dài truyền thống và một phong cảnh đẹp như tranh, hiện buôn AKô Đhông đang là một trong những điểm đến không thể thiếu trong tour du lịch đến với Ban Mê.
buon ako dhong2
Buôn AKô Đhông có chừng 300 người sống trong khoảng 30 ngôi nhà dài xếp dọc theo con đường chính của buôn. Nhà dài của người Ê Đê là nơi sinh sống của nhiều thế hệ trong một đại gia đình theo chế độ mẫu hệ, nên ngôi nhà có thể dài từ 15m đến hơn 100m, tùy theo số lượng người. Cứ mỗi lần gia đình có con gái lấy chồng, ngôi nhà sẽ được cơi nới thêm chiều dài.
buon ako dhong8
Nhà được xây dựng bằng vật liệu gỗ, tre, nứa lợp mái tranh. Có kết cấu cột kèo bằng gỗ tốt, các đà ngang, đòn dông luôn được đẽo bằng tay. Nhà được thưng vách và lót sàn bằng các phên nứa đập nát, mái lợp cỏ tranh rất dày. Đỉnh mái cách sàn nhà từ 4m đến 5m.
Bố cục nhà dài chia làm 2 phần: nửa phía trước gọi là “Gah” chứa các vật dụng như: ghế chủ, ghế khách, bếp chủ, ghế dài Kpan, cồng chiêng và là nơi tiếp khách, sinh hoạt chung trong gia đình. Nửa phía sau là “Ôk” là chỗ ở của các đôi vợ chồng, đặt bếp nấu ăn chung.
buon ako dhong13
Đến với AKô Đhông, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những ngôi nhà dài nổi tiếng, mà còn được khám phá và trải nghiệm một không gian văn hóa rất đặc trưng của đồng bào nơi đây.
Vị trí
Buôn Akô Đhông nằm ở cuối đường Trần Nhật Duật, phường Tân Lợi, cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 2km về hướng Bắc.
Di chuyển
Từ Buôn Ma Thuột, đến buôn AKô Đhông, bạn có thể đi bằng taxi/xe ôm/thuê xe máy
Phương tiện cá nhân
Từ trung tâm thành phố theo đường Phan Chu Trinh, đến ngã tư Trần Nhật Duật, rẽ trái theo đường Trần Nhật Duật (đường đất, đường vào khách sạn Yang Sing) đi 500m là đến nơi.
buon ako dhong1
Phương tiện công cộng
Taxi
  • Taxi Mai Linh
Địa chỉ: Số 36 Ngô Gia Tự, Tp. Buôn Ma Thuột – Điện thoai: 05003.819.819
  • Taxi Tây Nguyên
Địa chỉ: Số 318 Phan Bội Châu – Tp. Buôn Ma Thuột – Điện thoai: 05003. 838.838
  • Taxi Đăk Lăk
Địa chỉ: Số 113 Lê Thánh Tông – Tp. Buôn Ma Thuột – Điện thoai: 05003. 818.181
Tour liên quan

Tour du lịch lễ 30-4: Buôn Ma Thuột- Gia Nghĩa (3 ngày 3 đêm)

 
Back To Top
Copyright © 2014 LE HOI. Designed by OddThemes